Tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường và tệ nạn xã hội trong trường học
Lứa tuổi học trò là lứa tuổi đẹp đẽ và để lại nhiều kỉ niệm sâu sắc không thể quên đối với quãng thời gian đi học của mỗi học sinh. Đây là lứa tuổi các em hòa nhập và học hỏi rất nhanh. Tuy nhiên, ở lứa tuổi này, các em cũng rất dễ bị rủ rê và sa ngã vào những tệ nạn học đường. Có rất nhiều những vấn nạn học đường gây ảnh hưởng xấu, tác động tiêu cực đến tâm hồn và cả tương lai của các em học sinh. Để bảo vệ những mầm non, những chủ nhân tương lai của đất nước, thì không những nhà trường, thầy cô, mà cả các bậc phụ huynh cũng cần phải chung tay xóa sổ những “con sâu đục khoét tuổi thơ” đó ra khỏi khuôn viên học đường. Từ đó, trả lại cho các con một tuổi thơ trong sáng, lành mạnh và mang đúng nghĩa là “tuổi hồng thơ ngây”.
CHA MẸ KỶ LUẬT CON CÁI BẰNG BẠO LỰC
Từ nhỏ, Nguyễn Ngọc P. đã phải chứng kiến những trận bạo hành của bố đối với mẹ mình. Kí ức tuổi thơ của em là những tiếng chửi thề của bố và những đêm cùng mẹ trốn ra khỏi nhà. Gặp cậu sinh viên đầy nghị lực Nguyễn Ngọc P. ngoài đời thường, với khuôn mặt tươi vui và luôn toát lên sự tự tin, ít ai biết được trong cậu vẫn còn đó vết thương chưa lành bởi những kí ức về bạo hành trong gia đình mình.
CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN VÀ TÂM LÝ XÃ HỘI CHO TRẺ EM
Giao tiếp là một kỹ năng rất quan trọng để con có thể độc lập, tự tin, thiết lập những mối quan hệ trong cuộc sống hằng ngày. Gia đình nên hỗ trợ rèn luyện những cách giúp trẻ tự tin vào bản thân, nâng cao khả năng giao tiếp ngay từ nhỏ để giúp con tự lập và phát triển bản thân tốt hơn.
Các chuyên gia đánh giá việc giảm nhẹ hình phạt tăng cường giáo dục được xem là xu hướng giáo dục tiến bộ, tuy nhiên hiện nhiều nhà trường và giáo viên chưa đủ kỹ năng để thực hiện. Chính điều này đặt ra lo ngại về bạo lực học đường có thể tăng cao nếu không được quan tâm đúng mức.
Nhiều nạn nhân của bạo lực học đường không nhận ra mình đang bị bạo lực học đường, chưa có kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường, đặc biệt là các kỹ năng xử lý tình huống khi bị bạo lực học đường từ đó dẫn đến những hậu quả hết sức nghiêm trọng.
CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN VÀ TÂM LÝ XÃ HỘI CHO TRẺ EM
Các chuyên gia cho rằng dưới tác động của dịch, trẻ em là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng rất lớn và lâu dài. Các đối tượng trẻ bị ảnh hưởng nhiều là trẻ bị cách ly, trẻ chậm phát triển và trẻ trong gia đình khó khăn về kinh tế. Để giảm thiểu những tác động, trẻ cần được sự hỗ trợ cả trong và sau dịch.
Thời gian vừa qua, nhiều sự việc học sinh đánh nhau ngay trong lớp học, đánh nhau hội đồng, thậm chí đâm chém nhau sau giờ học lại dấy lên nhiều lo ngại rất đáng báo động về văn hoá ứng xử của học sinh và nạn bạo lực học đường. Trao đổi với Báo Lao Động, GS.TS Nguyễn Ngọc Phú, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam cho rằng: Đây là một biểu hiện của thoái hóa đạo đức trong các nhà trường cần phải lên án và phải kiên quyết xử lý.
CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN VÀ TÂM LÝ XÃ HỘI CHO TRẺ EM
Chăm sóc sức khỏe tinh thần cho thế hệ tương lai là nội dung quan trọng không kém việc chăm sóc sức khỏe thể chất, song thực tế lại chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Trước tình trạng thanh, thiếu niên mắc chứng tự kỷ, trầm cảm, tự tử,… có xu hướng gia tăng, việc mở rộng dịch vụ tham vấn tâm lý, chăm sóc sức khỏe tinh thần tại gia đình, cộng đồng là yêu cầu, đòi hỏi tất yếu, không thể xem nhẹ.
Tình trạng bạo lực học đường hiện nay có chiều hướng gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp. Vấn nạn bạo lực học đường đã trở thành tinh tức gây nhức nhối của ngành giáo dục và toàn xã hội. Bạo lực học đường hiện nay đang trở thành điểm nóng đáng được quan tâm của nhiều phụ huynh, thầy cô và nhà trường, là nỗi trăn trở của toàn xã hội.