Các vấn đề về sức khỏe tâm thần ảnh hưởng đến khoảng 1/7 dân số trẻ em thế giới . Các vấn đề bao gồm trầm cảm, lo âu và rối loạn hành vi (một loại vấn đề về hành vi) và thường là cách phản ứng trực tiếp đối với những gì đang xảy ra trong cuộc sống của các em.
Tuy nhiên, đáng báo động là có đến 75% trẻ em và thanh niên gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần không nhận được sự giúp đỡ mà các em cần. Điều này có thể khiến các em nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực như tự hành hạ bản thân, thậm chí là tự tử. Theo số liệu ước tính mới nhất từ UNICEF, cứ 7 em thì có hơn 1 trẻ vị thành niên từ 10-19 tuổi trên toàn cầu đã bị chẩn đoán mắc rối loạn tâm thần. Mỗi năm có gần 46.000 trẻ vị thành niên tử vong do tự tử, khiến đây trở thành một trong năm nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nhóm tuổi này.
Sức khỏe tinh thần của trẻ em cũng quan trọng như sức khỏe thể chất. Sức khỏe tinh thần tốt giúp trẻ em phát triển khả năng phục hồi để đối phó với bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc sống và phát triển thành những người trưởng thành khỏe mạnh toàn diện.
Những điều giúp trẻ em và thanh thiếu niên có một tinh thần tốt bao gồm:
1. Có sức khỏe thể chất tốt, ăn uống một cách khoa học và tập thể dục thường xuyên.
2. Có thời gian tự do vui chơi trong nhà và ngoài trời.
3. Hòa thuận với mọi người trong gia đình.
4. Học tập ở các môi trường quan tâm và chăm sóc sức khỏe của học sinh.
5. Tham gia các hoạt động tại địa phương.
Các yếu tố khác cũng rất quan trọng, bao gồm cảm giác được yêu thương, tin cậy, thấu hiểu và an toàn. Những đứa trẻ lạc quan, kiên cường thường có khả năng kiểm soát cuộc sống của mình và có sức khỏe tinh thần tốt hơn rất nhiều.
Các sự kiện đau thương có thể gây ra các vấn đề sức khỏe tâm thần cho trẻ em và thanh niên vốn đã dễ bị tổn thương. Ví dụ, những thay đổi thường đóng vai trò là nguyên nhân như: chuyển nhà, chuyển trường hoặc có anh chị em mới. Một số trẻ bắt đầu đi học cảm thấy hào hứng với việc kết bạn và thực hiện các hoạt động mới, nhưng cũng có một số trẻ cảm thấy lo lắng.
Còn về với các thanh thiếu niên, họ thường trải qua những xáo trộn về cảm xúc khi tâm trí và cơ thể phát triển. Một phần quan trọng của quá trình trưởng thành là hãy để điều đó diễn ra tự nhiên và chấp nhận con người của bạn. Một số thanh niên cảm thấy khó thực hiện quá trình chuyển đổi này vậy nên khi bước sang tuổi trưởng thành có thể thử rượu, ma túy hoặc các chất khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.
Một số yếu tố nguy cơ nhất định có thể khiến một số trẻ em và thanh niên dễ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần hơn những lứa tuổi. Tuy nhiên, không phải trẻ em hay thanh thiếu niên nào khi trải qua những vấn đề này cũng có thể gặp các vấn đề về sức khoẻ tâm thần.
Các yếu tố này bao gồm:
1. Bị bệnh dài hạn
2. Cha hoặc mẹ có vấn đề về sức khỏe tâm thần, nghiện rượu hoặc gặp rắc rối với pháp luật
3. Sự mất đi của một người gần gũi với các em
4. Cha mẹ ly thân hoặc ly hôn
5. Bị bắt nạt nghiêm trọng hoặc lạm dụng về thể chất hoặc tình dục
6. Nghèo đói hoặc vô gia cư
7. Trải qua sự phân biệt đối xử
8. Phải chăm sóc người thân, gánh vác trách nhiệm của người lớn
9. Gặp khó khăn kéo dài ở trường
Tự làm hại bản thân là một vấn đề rất phổ biến ở giới trẻ. Một số người trải qua nỗi đau tinh thần dữ dội có thể cố gắng đối phó với nó bằng cách tự làm tổn thương mình.
Rối loạn lo âu tổng quát (GAD) có thể khiến những người trẻ tuổi trở nên cực kỳ lo lắng. Trẻ em rất nhỏ hoặc trẻ em bắt đầu đi học hoặc chuyển trường có thể có lo lắng về sự chia ly.
Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) có thể theo sau lạm dụng thể chất hoặc tình dục, chứng kiến điều gì đó cực kỳ đáng sợ hoặc đau thương, là nạn nhân của bạo lực hoặc bắt nạt nghiêm trọng hoặc sống sót sau một thảm họa.
Trẻ em thường xuyên hoạt động quá mức, bốc đồng và khó tập trung chú ý có thể mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).
Rối loạn ăn uống thường bắt đầu ở lứa tuổi thanh thiếu niên và phổ biến ở trẻ em gái hơn trẻ em trai. Số lượng người trẻ tuổi mắc chứng rối loạn ăn uống là ít, nhưng các chứng rối loạn ăn uống như biếng ăn tâm thần và chứng ăn vô độ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và sự phát triển thể chất của các em.
1. Nói chuyện với ai đó về cảm giác của bạn, chẳng hạn như cha mẹ, bạn bè hoặc người lớn mà bạn tin tưởng. Website của chúng tôi là nơi mà các bạn có thể chia sẻ những câu chuyện của bản thân và tìm kiếm sự đồng cảm, trợ giúp từ những người bạn khắp mọi nơi, phụ huynh hay các chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý.
2. Ghé thăm bác sĩ tâm lý. Họ có thể trả lời bất kỳ câu hỏi nào của bạn về cảm giác của bạn, trao đổi với bạn thông qua các tùy chọn hỗ trợ khác nhau và giới thiệu bạn đến các dịch vụ khác, những người có thể trợ giúp thêm cho bạn.
3. Liên hệ với các dịch vụ và tổ chức trợ giúp những người gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Hãy mạnh dạn chia sẻ những vấn đề, khó khăn, lo lắng mà bạn đang gặp phải, trang web của chúng tôi là một cộng động kết nối những bạn trẻ như bạn – những bạn trẻ đang cần sự trợ giúp. Bạn cũng có thể tìm kiếm sự giúp đỡ và tư vấn từ các bậc phụ huynh cũng như các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm.
Hơn thế nữa, những bài viết bổ ích cũng như tham gia các khóa học về tâm lý xã hội cũng như chăm sóc sức khỏe tinh thần được cập nhật thường xuyên trên website của chúng tôi có thể giúp bạn nâng cao kiến thức tự bảo vệ bản thân, các tìm kiếm sự trợ giúp, cách thức chăm sóc bản thân và nhiều kiến thức khác.
Một trong những cách quan trọng nhất mà cha mẹ hoặc người giám hộ có thể giúp đỡ là lắng nghe con cái họ và xem xét cảm xúc của các em một cách nghiêm túc. Đôi khi các em có thể muốn một cái ôm, muốn cha mẹ giúp các em thay đổi điều gì đó hoặc một sự trợ giúp thiết thực.
Cảm xúc tiêu cực của trẻ em và thanh thiếu niên thường qua đi. Tuy nhiên, bạn nên tìm sự giúp đỡ nếu con bạn đau khổ trong một thời gian dài, nếu cảm xúc của các con khiến các con không tiếp tục được với cuộc sống của mình hay nỗi đau của các con đang làm gián đoạn cuộc sống gia đình hoặc nếu các con liên tục cư xử theo cách bạn thấy không phù hợp ở tuổi của các con.
Nếu con bạn gặp vấn đề ở trường, giáo viên, y tá trường học, cố vấn học đường hoặc nhà tâm lý học giáo dục có thể giúp đỡ. Nếu không, hãy đến gặp bác sĩ tâm lý hoặc nói chuyện với một người hỗ trợ sức khỏe trẻ em và vị thành niên. Họ có thể giới thiệu những sự trợ giúp cần thiết.
Việc điều trị sức khoẻ tâm thần cho trẻ em và thanh niên thường bao gồm việc nói chuyện thông suốt các vấn đề của các em để tìm ra cách tốt nhất để giải quyết nó. Đối với trẻ nhỏ, điều này có thể được thực hiện thông qua chơi cùng các em. Các em có thể được giới thiệu đến một chuyên gia, chẳng hạn như một cố vấn được đào tạo để giúp chúng khám phá cảm xúc và hành vi của mình.
Có nhiều bằng chứng cho thấy liệu pháp nói chuyện có thể hiệu quả đối với trẻ em và thanh thiếu niên, nhưng thuốc cũng có thể hữu ích trong một số trường hợp. Trẻ cần được bác sĩ chuyên khoa đánh giá trước khi được kê đơn bất kỳ loại thuốc nào.
Các chuyên gia hỗ trợ một đứa trẻ sẽ giữ bí mật thông tin về chúng và gia đình của chúng. Những người trẻ tuổi có thể tự mình tìm kiếm sự trợ giúp, bằng cách gọi đến đường dây trợ giúp hoặc đến gặp trực tiếp chuyên gia, nhưng thường sẽ cần sự đồng ý của cha mẹ để được chăm sóc y tế nếu họ dưới 16 tuổi.
Thanh niên có quyền yêu cầu giữ bảo mật thông tin nếu họ không muốn nói với gia đình về cuộc trò chuyện của họ với các chuyên gia.